Biện pháp thi công lớp mặt bê tông nhựa

21/06/2019176

Bê tông nhựa (Asphalt concrete – AC) là một loại vật liệu vô cùng quan trọng trong đường bộ. Nó có mặt hầu hết ở các tầng phủ của các loại mặt đường mềm cấp cao.

Dowload Biện pháp thi công lớp mặt bê tông nhựa

Mật khẩu : Cuối bài viết

>> Xem thêm: Báo giá bê tông nhựa nóng năm 2020

BIỆN PHÁP THI CÔNG LỚP MẶT BÊ TÔNG NHỰA

I/ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

Sau khi thi công xong các lớp móng và được nghiệm thu theo quy định của dự án Nhà thầu sẽ tiến hành chuẩn bị trang thiết bị thi công, vật liệu để thi công lớp mặt BTN.

II/ THI CÔNG LỚP MẶT BÊ TÔNG NHỰA

II.1.Chuẩn bị vật liệu:

  1. Đá dăm: Đá dăm được nghiền từ đá núi mỏ đá Nậm muổi đã được thí nghiệm đạt các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn của dự án.
  2. Cát: Cát dùng để chế tạo BTN là cát Điện Biên đã được thí nghiệm đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của dự án.
  3. Bột khoáng: Được nghiền từ đá cácbonát…. sạch và khô, cường độ nén không nhỏ hơn 200daN/cm2 đạt các yêu cầu kỹ thuật của dự án.
  4. Nhựa đường: Nhựa đường dùng sản xuất BTN dùng nhựa của các hãng Caltex, Shell, ADCo…. đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của dự án.

Toàn bộ các loại vật liệu trên đều phải được thí nghiệm và được sự chấp thuận của tư vấn giám sát trước khi sản xuất BTN.

II.2. Chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa:

  • Trạm trộn BTN 80T/h của nhà thầu được đặt tại bãi Km356+800 rẽ phải 200m toàn bộ khu vực trạm trộn đều đảm bảo tốt các yêu cầu về thoát nước, chứa các loại cốt liệu.
  • Hỗn hợp BTN được chế tạo tại trạm trộn theo chu kỳ hoặc trạm trộn liên tục có thiết bị điều khiển và đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu
  • Các thành phần cốt liệu sử dụng chế tạo hỗn hợp BTN trong trạm trộn phải tuân thủ theo đúng thiết kế và phù hợp với mẫu vật liệu đã đưa đi thí nghiệm
  • Hỗn hợp BTN chế tạo ra phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật mà thiết kế yêu cầu.
  • ở trạm chế tạo BTN phải có trang bị đầy đủ các thiết bị thí nghiệm cần thiết theo quy định để kiểm tra chất lượng vật liệu, quy trình công nghệ chế tạo hỗn hợp, các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp BTN theo đúng các điều khoản đã quy định cho một phòng thí nghiệm tại trạm trộn BTN.

II.3. Chuẩn bị thiết bị thi công.

Các thiết bị thi công phải được kiểm tra và khẳng định chất lượng hoạt động tốt

+ 05 xe ôtô tự đổ 10 tấn vận chuyển vật liệu

+ 01  Máy rải chuyên dùng

+ 02 Lu tĩnh bánh thép 6-8T

+ 01 Lu bánh hơi

+ 01 Lu rung 14 tấn ( Khi rung đạt 25T)

+ Biển báo hiệu, rào chắn & các thiết bị đảm bảo an toàn giao thông.

II.4. Trình tự thi công

1. Phối hợp các công việc để thi công:

Phải đảm bảo nhịp nhàng hoạt động của trạm trộn,phương tiện vận chuyển hỗn hợp ra hiện trường, thiết bị rải và phương tiện lu lèn.

Chỉ thi công mặt đường BTN trong những ngày không mưa, móng đường khô giáo, nhiệt độ không khí không dưới +50C.

Trước khi thi công đại trà mặt đường BTN tiến hành thi công thử một đoạn để kiểm tra và xác định công nghệ của quá trình rải, lu lèn. Đoạn rải thử phải dùng ít nhất 80 tấn BTN.  Khi đoạn rải thử đạt yêu cầu chất lượng  thì mới được tiến hành thi công đại trà.

2. Chuẩn bị lớp móng:

Trước khi rải lớp BTN phải làm sạch, khô và bằng phẳng mặt lớp móng, sử lý độ dốc ngang theo đúng yêu cầu thiết kế, toàn bộ lớp móng phải được tư vấn giám sát nghiệm thu và cho phép thi công.

Trước khi rải BTN trên lớp móng hoặc trên mặt đường cũ đã được sửa chữa, làm vệ sinh phải được tưới một lượng nhựa thấm bám hoặc dính bám theo yêu cầu của thiết kế.

Phải định vị trí và cao độ rải ở hai mép mặt đường đúng với thiết kế.

3. Vận chuyển hỗn hợp BTN:

Dùng ô tô tự đổ vận chuyển hỗn hợp BTN, trọng tải và số lượng ô tô phù hợp với công xuất trạm trộn, máy rải và cự ly vận chuyển đảm bảo sự liên tục nhịp nhàng ở các khâu.

Thùng xe phải kín, sạch, có quét một lớp mỏng dung dịch xà phòng vào đáy và thành thùng (hoặc dầu chống dính). Không dùng dầu mazút và các dung môi hoà tan bi tum vào đáy và thành xe. Xe vận chuyển hỗn hợp BTN phải có bạt che.

Mỗi chuyến ô tô vận chuyển khi rời trạm phải có phiếu xuất xưởng ghi rõ nhiệt độ hỗn hợp, chất lượng, nơi xe đến và tên người lái xe.

Trước khi đổ hỗn hợp BTN vào phễu máy rải phải kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp bằng nhiệt kế, nếu nhiệt độ hỗn hợp nhỏ hơn 120oC thì phải loại đi.

4. Rải hỗn hợp bê tông nhựa:
  • Công tác rải hỗn hợp BTN nóng chỉ được thực hiện bằng máy rải chuyên dùng, ở những chỗ hẹp, không rải được bằng máy rải chuyên dùng thì cho phép rải thủ công và phải tuân theo các điều  khoản nêu ở phần dưới.
  • Tuỳ theo bề rộng mặt đường, nên dùng 2 (hoặc 3) máy rải hoạt rộng đồng thời trên 2 (hoặc 3) vệt rải. Các máy rải đi cách nhau 10m – 20m.
  • Khi chỉ dùng một máy rải trên mặt đường rộng gấp đôi vệt rải, thì rải theo phương pháp so le, bề dài của mỗi đoạn từ 25m – 80m tuỳ theo nhiệt độ không khí lúc rải tương ứng từ 5°C – 30°C.
  • Khi bắt đầu ca làm việc, cho máy rải hoạt động không tải 10 phút – 15 phút để kiểm tra máy, sự hoạt động của guồng xoắn, băng chuyền, đốt nóng tấm là. Đặt dưới tấm là 2 con xúc xắc hoặc thanh gỗ có chiều cao bằng 1,2 – 1,3 bề dày thiết kế của bê tông nhựa. Trị số chính xác được xác định thông qua đoạn thi công thí điểm nói trên.
  • Ô tô chở hỗn hợp đi lùi tới phễu máy rải, bánh xe tiếp xúc đều và nhẹ nhàng với 2 trục lăn của máy rải. Sau đó điều khiển cho thùng ben đổ từ từ hỗn hợp xuống giữa phễu máy rải. Xe để số 0, máy rải sẽ đẩy ô tô từ từ về phía trước cùng máy rải .
  • Khi hỗn hợp đã phân đều dọc theo guồng xoắn của máy rải và ngập tới 2/3 chiều cao guồng xoán thì máy rải tiến hành về phía trước theo vệt quy định. Trong quá trình rải lu lèn cho hỗn hợp thường xuyên ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn .
  • Trong suất thời gian rải hỗn hợp bê tông nhựa nóng, bắt buộc để thanh đầm của máy rải lu lèn hoạt động.
  • Tuỳ bề dày của lớp, tuỳ năng suất của máy trộn mà chọn tốc độ của máy rải, cho thích hợp.  Khi năng suất của các trạm trộn  thấp hơn năng suất máy rải, thì chọn tốc độ của máy rải nhỏ để giảm tối thiểu số lần đứng đợi của máy rải. Giữ tốc độ máy rải thật đều trong cả quá trình rải.
  • Phải thường xuyên dùng que sắt đã đánh dấu để kiểm tra bề dày rải.
  • Khi cần điều chỉnh (với máy không có bộ phận tự động điều chỉnh) thì vặn tay quay nâng (hay hạ) tấm là từ từ để lớp bê tông nhựa khỏi bị đánh khấc.
  • Cuối ngày làm việc, máy rải phải chạy không tải ra quá cuối vệt rải khoảng 5m – 7m mới được ngừng hoạt động. Dùng bàn trang nóng, cào sắt nóng vun vén cho mép cuối vệt rải đủ chiều dày và thành một đường thẳng, thẳng góc với trục đường.
  • Cuối ngày làm việc, phải xắn bỏ một phần hỗn hợp để mép gỗ chỗ nỗi tiếp được  ngay thẳng phải tiến hành ngay sau khi lu lèn xong, lúc hỗn hợp còn nóng, nhưng không lớn hơn + 70°C.
  • Trước khi rải tiếp phải sửa sang lại mép chỗ nối tiếp dọc và ngang và quét một lớp mỏng nhựa đông đặc vừa hay nhũ tương nhựa đường phân tách nhanh  (hoặc sấy nóng chỗ nối tiếp bằng thiết bị chuyên dùng) để đảm bảo sự dính kết giữa 2 vệt rải  cũ và mới.
  • Khe nối dọc ở lớp trên và dưới lớp phải so le nhau, cách nhau ít nhất là 20cm. Khe nối ngang ở lớp trên và lớp dưới cách nhau ít nhất là 1m.
  • Khi máy rải làm việc, bố trí công nhân cầm dụng cụ theo máy để làm các việc như sau:

+ Té phủ hỗn hợp hạt nhỏ lấy từ trong phễu máy rải, thành lớp mỏng dọc theo mối nối , san đều các chỗ lồi lõm, rỗ của mối nối trước khi lu lèn.

+ Xúc, đào bỏ chỗ mới rải bị quá thiếu nhựa hoặc quá từa nhựa và bù vào chỗ đó hỗn hợp tốt.

+  Gọt bỏ , bù phụ những chỗ lồi lõm cục bộ trên bê tông nhựa mới rải.

  • Trường hợp máy rải đang làm việc bị hỏng (thời gian phải sữa chữa kéo dài hàng giờ) thì phải báo ngay về trạm tạm ngừng cung cấp hỗn hợp bê tông và cho phép dùng máy san tự hành san rải nốt số hỗn hợp càn lại( nếu bề dầy thiết kế của hỗn hợp bê tông nhựa > 4cm ), hoặc rải nốt bằng thủ công khi khối lượng hỗn hợp còn lại ít.
  • Trường hợp máy đang rải gặp mưa đột ngột thì phải báo ngay về trạm trộn tạm ngừng cung cấp hỗn hợp, khi lớp bê tông nhựa đã được  lu lèn ³ 2/3 độ chặt yêu cầu thì cho phép tiếp tục lu trong mưa cho hết số lu lèn yêu cầu, khi lớp bê tông nhựa mới được lu lèn  < 2/3 độ chặt yêu cầu thì ngừng lu, san bỏ hỗn hợp ra khỏi phạm vi mặt đường. Chỉ khi nào mặt đường khô ráo lại mới được rải hỗn hợp tiếp. Sau khi mưa xong, khi cần thiết thi công gấp, cho xe chở cát đã được rang nóng ở trạm trộn (170°C – 180°C đến rải một  lớp dày khoảng 2 cm lên mặt để chóng khô ráo. Sau đó đem cát ra khỏi mặt đường, quét sạch, tưới nhựa dính bám, rồi tiếp tục rải hỗn hợp bê tông nhựa. Có thể dùng máy hơi ép và đèn khò làm khô mặt đường trước khi rải tiếp.
  • Trên đoạn đường có dốc dọc > 4% phải tiến hành rải bê tông từ chân dốc đi lên .
  • Khi phải rải bằng thủ công (ở các chỗ hẹp) phải tuân theo quy định sau:

+ Dùng xẻng xúc hỗn hợp đổ thấp tay, không được hất từ xa để hỗn hợp không bị phân tầng.

+ Dùng cào và bàn trang trải đều thành một lớp bằng phẳng đạt dốc ngang yêu cầu, bề dày bằng 1,35-1,45 bề dày thiết kế .

+ Rải thủ công đồng thời với máy rải để có thể lu lèn chung vệt rải bằng máy với chỗ rải bằng thủ công, bảo đảm mặt đường không có vết nối.

  • Khi phải rải vệt lớn hơn vệt rải của máy 40cm – 50cm liên tục theo chiều dài thì được phép mở má thép bàn ốp một bên đầu guồng xoắn phái cần phải rải thêm bằng thủ công và dùng cào, xẻng phân phối hỗn hợp ra đều. Lúc này, cần thanh chắn bằng gỗ hoặc thanh ray (có chiều cao bằng bề dày rải) theo mép mặt đường và đóng cọc sắt giữ chặt. Sau khi lu lèn vài lượt thì duy chuyển các thanh chắn này lên phía trước theo máy rải.
5. Công tác đầm lèn
  • Sơ đồ lu lèn, tốc độ lu lèn , sự phối hợp các loại lu , số lần lu lèn qua một điểm của từng loại lu để đạt được yêu cầu phải được xác định trên đoạn thí điểm (có thể tham khảo phụ lục 1 “ Qui trình thi công và nghiệm thu mặt đường BTN” 22TCN 249 – 98).
  • Máy rải hỗn hợp bê tông nhựa xong đến đâu là máy lu phải tiến hành theo sát lu ngay đến đó. Cần tranh thủ lu lèn khi hỗn hợp còn giữ nhiệt độ lu lèn có hiệu quả. Nhiệt độ hiệu quả nhất khi lu lèn hỗn hợp bê tông nhựa nóng là 130°C-140°C. Khi nhiệt độ của lớp bê tông nhựa hạ xuống dưới 70°C thì lu lèn không có hiệu quả nữa.
  • Trong quá trình lu, đối với lu bánh sắt thường xuyên làm ẩm bánh sắt bằng nước. Khi hỗn hợp dính bám bánh xe lu phải dùng xẻng cào ngay và bôi ướt mặt bánh. Mặt khác dùng hỗn hợp hạt nhỏ lấy ngay vào chỗ bị bóc ra.
  • Đối với lu bánh hơi, dùng dầu chống dính bám bôi bánh lốp vài lượt đầu,về sau khi lốp đã có nhiệt độ cao xấp xỉ với hỗn hợp thì hỗn hợp không dính bám vào lốp nữa.
  • Không được dùng dầu ma zút bôi vào bánh xe lu để chống dính bám.
  • Không được dùng nước để bôi vào bánh lốp của lu bánh hôi.
  • Vệt bánh lu phải chồng lên nhau ít nhất là 20cm. Trường hợp rải theo phương so le khi lu lèn trên vệt rải thức nhất, cần chừa lại một rải rộng khoảng 10cm kể từ mép vệt rải, để sau đó lu cùng với mép rải của vệt rải thứ 2, cho khe nối dọc được liền. Khi lu lèn vệt thứ 2 thì dành cho những lượt lu đầu tiên cho mối nối dọc này.
  • Khi bánh lu khởi động, đổi hướng tiến lùi, phải thao tác nhẹ nhàng. Máy lu không được đỗ lại trên lớp bê tông nhựa chưa lu lèn chặt và chưa nguội hẳn.
  • Sau khi lượt lu đầu tiên phải kiểm tra độ phẳng bằng thước 3m, bổ khuyết ngay chỗ lồi lõm.
  • Trong khi lu lèn nếu thấy lớp bê tông nhựa bị nứt nẻ phải tìm nguyên nhân để bổ khuyết.
6. Kiểm tra chất lượng thi công.

Việc giám sát kiểm tra tiến hành thường xuyên trước khi rải, trong khi  rải và sau khi rải lớp bê tông nhựa.

(1). Kiểm tra giám sát việc chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa ở trạm trộn.
  • Kiểm tra về sự hoạt động bình thường của các bộ phận ở của thiết bị trạm trộn trước khi hoạt động: kiểm định lại lưu lượng của các bộ phận cân đong cốt liệu và nhựa, độ chính xác của chúng; kiểm định lại các đặc trưng của bộ phận trộn; chạy thử máy điều chỉnh sự chính xác thích hợp với lý lịch máy; kiểm tra các điều kiện để đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường khi máy hoạt động.
  • Kiểm tra thiết bị trong khi chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa: kiểm tra theo dõi các thông tin thể hiện trên bảng điều khiển của trạm trộn để điều chỉnh chính xác: lưu lượng các bộ phận cân đong; lưu lượng của bơm nhựa; lưu lượng của các thiết bị vận chuyển bột khoáng; khối lượng hỗn hợp của một mẻ trộn và thời gian trộn một mẻ; nhiệt độ và độ ẩm của cốt liệu khoáng đã được rang nóng; nhiệt độ của nhựa, lượng tiêu thụ trung bình của nhựa. Các sai số cho phép cân đong vật liệu khoáng là (3% khối lượng của từng loại vật liệu tương ứng. Sai số cho phép khi cân lượng nhựa là (1,5% khối lượng nhựa).
  • Kiểm tra chất lượng vật liệu đá dăm, cát: Cứ 5 ngày phải lấy mẫu đã kiểm tra một lần, xác định hàm lượng bụi sét, thành phần cỡ hạt, lượng hạt dẹt. Ngoài ra phải lấy mẫu kiểm tra khi có loại cát mới .cần phối hợp kiểm tra chất lượng vật liệu đá ở nơi sản xuấtđá con trước khi chở tới trạm trộn. Cứ 3 ngày lấy mẫu kiểm tra một lần, xác định mô đun độ lớn của cát (MK), thành phần hạt, hàm lượng bụi sét. Ngoài ra phải kiểm tra khi có loại cát mới. Sau khi mưa, trước khi đưa vật liệu đá, cát vào trống sấy, phải kiểm tra độ ẩm của chúng để điều chỉnh khối lượng khi cân đong và thời gian sấy.
  • Kiểm tra chất lượng bột khoáng theo các chỉ tiêu của vật liệu khoáng như đã nêu ở phần trên cho mỗi lần nhập, ngoài ra cứ 5 ngày một lần kiểm tra xác định thành hạt và độ ẩm.
  • Đối với nhựa đặc, ngoài quy định ở mục 301.2-4 phải kiểm tra mỗi ngày một lần độ kim lún ở 25°C của mẫu nhựa lấy từ thùng nấu nhựa sơ bộ.
  • Kiểm tra hỗn hợp của bê tông nhựa khi ra khỏi thiết bị trộn: Kiểm tra nhiệt độ của hỗn hợp của mẻ trộn; Kiểm tra bằng mắt chất lượng trộn đều của hỗn hợp; Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa đã trộn xong . Xem bảng 6 Trong mỗi hoạt động của trạm trộn phải lấy mẫu kiểm tra ít nhất là 1lần cho một công thức chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa. Đối với các máy có năng xuất lớn thì một mẫu thí nghiệm các chỉ tiêu trên cho 200 tấn hỗn hợp cùng công thức chế tạo.
  • Dung sai cho phép so với cấp phối hạt và hàm lượng nhựa của công thức đã thiết kế cho hỗn hợp bê tông nhựa không vượt quá giá trị cho ở bảng 6.

Bảng 6: Dung sai cho phép so với cấp phối hạt và lượng nhựa đã thiết kế cho hỗn hợp bê tông nhựa

 

Cỡ hạt

Dung sai cho phép    (%)

Dụng cụ và phương pháp kiểm tra

Cỡ hạt từ 15mm trở lên

± 8

Bằng sàng

Cỡ hạt từ 10mm đến 5mm

± 7

Cỡ hạt từ 2,5 đến 1,25mm

± 6

Cỡ hạt từ 0,63mm đến 0,315mm

± 5

Cỡ hạt dưới 0,074

± 2

Hàm lượng nhựa

± 0,1

  • Các chỉ tiêu cơ lý của mẫu bê tông nhựa phải thỏa mãn các yêu cầu cần ghi ở bảng II-2a và II-2b của “ Qui trình thi công và nghiệm thu mặt đường BTN” ” 22 TCN 249 – 98.
  • Tất cả những số liệu kiểm tra phải đượclưu giữ cẩn thận.
(2) Kiểm tra trước khi rải bê tông nhựa ở hiện trường
  • Kiểm tra chất lượng lớp móng: kiểm tra cao độ của mặt lớp móng bằng máy thuỷ bình; kiểm tra độ phẳng của mặt lớp móng bằng thước 3 m; kiểm tra độ dốc ngang của móng bằng thước mẫu hoặc bằng máy thuỷ bình ( nếu đường rộng, bến bãi …); kiểm tra độ dốc dọc của móng; kiểm tra độ sạch và độ khô ráo mặt móng bằng mắt; kiểm tra kỹ thuật tưới nhựa dính bám bằng mắt; kiểm tra chất lượng bù vênh, vá ổ gà, xử lý các đường nứt trên mặt đường cũ làm móng. Dung sai cho phép đối với các đặc trưng của mặt lớp móng phù hợp với yêu cầu ở mục 200.3 – 12.
  • Kiểm tra vị trí các cọc tim và các cọc giới hạn  các vệt rải. Kiểm tra các dây căng làm cữ. Kiểm tra các thanh chắn ở các mép mặt đường . Kiểm tra độ căng và cao độ của dây chuẩn hoặc dầm chuẩn (khi dùng máy có bộ phận điều chỉnh tự động cao độ rải).
  • Kiểm tra bằng mắt thành mép mối nối ngang, dọc của các vệt rải ngày hôm trước, (thẳng đứng và được bôi nhựa dính bám).
(3) Kiểm tra trong khi rải và lu lèn lớp bê tông nhựa
  • Kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông nhựa vận chuyển đến nơi rải: kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng nhiệt kế trước khi đổ vào phễu máy rải phải đảm bảo nhiệt độ không dưới 130°C (-10°C); kiểm tra hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng mắt (mức độ trộn đều, quá nhiều nhựa hoặc quá thiếu nhựa, phân tầng …).
  • Trong quá trình rải , thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước 3 m chiều dày lớp rải bằng que sắt có đánh dấu mức rải qui định (hoặc bằng phương tiện hiện đại), độ dốc ngang mặt ngang mặt đường ; kiểm tra phối hợp bằng cao đạc.
  • Kiểm tra chất lượng bù phụ, gọt bỏ các chỗ lõm, lồi của công nhân.
  • Kiểm tra chất lượng các mối nối dọc và ngang bằng mắt , bảo đảm mối nối thẳng mặt mối nối không rỗ, không lồi lõm, không bị khuất .
  • Kiểm tra chất lượng lu lèn của lớp bê tông nhựa trong cả quá trình máy lu hoạt động. Sơ đồ lu, sự phối hợp các loại lu, tốc độ lu từng giai đoạn, áp xuất của bánh hơi. Hoạt động của bộ phận chấn động của lu chấn động, nhiệt độ lúc bắt đầu lu lèn và lúc kết thúc lu lèn … tất cả các điều ấy phải đúng theo chế độ đã thực hiện có hiệu quả trên đoạn rải thử .
7. Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu:
  • Sau khi thi công hoàn chỉnh mặt đường bê tông nhựa phải tiến hành nghiệm thu. Các yêu cầu phải thoả mãn trong quá trình nghiệm thu mặt đường BTN được thống kê như sau:
(1). Về các kích thước hình học
  • Bề rộng mặt đường được kiểm tra bằng thước thép .
  • Bề dày lớp rải được nghiệm thu theo các mặt cắt bằng một trong các sau: cao đạc mặt lớp bê tông nhựa so với các số liệu cao đạc các điểm tương ứng ở mặt của lớp móng (hoặc của lớp bê tông nhựa dưới). Hoặc bằng cách đo trên các mẫu khoan trong mặt đường , hoặc bằng phương pháp đo chiều dày không phá hoại.
  • Độ dốc ngang mặt đường được đo bằng máy thuỷ bình chính xác (cao đạc) và thước thép theo hướng thẳng góc với tim đường, từ tim ra mép (nếu 2 mái ) từ mái này đến mái kia (nếu đường 1 mái). Điểm đo ở mép phải lấy cách mép 0,50m. Khoảng cách giữa 2 mặt cắt đo không quá 10m .
  • Độ dốc dọc kiểm tra bằng máy thuỷ bình chính xác (cao đạc) tại các điểm đổi dốc dọc theo tim đường.
  • Sai số của các đặc trưng hình học của lớp mặt đường bê tông nhựa không vượt quá các giá trị ghi ở bảng 7:

Bảng 7: Sai số cho phép của đặc trưng hình học của lớp mặt đường bê tông nhựa

Các khích thước hình học

Sai số cho phép

Ghi chú

Dụng cụ và phương pháp kiển tra

1.Bề rộng mặt đường bê tông nhựa

-5cm

Tổng số chỗ hẹp không vượt quá 5% chiều dài đường  

 

 

Như đã nêu ở trên.

2. Bề dày lớp bê tông nhựa

– Đối với lớp dưới

– Đối với lớp trên

– Đối với lớp trên khi dùng máy rải có điều chỉnh tự động cao độ

±10%

±8%

±5%

áp dụng cho 95%tổng số điểm đo, 5% còn lại không vượt quá 10mm
3. Độ dốc ngang mặt đường bê tông nhựa

– Đối với lớp dưới

– Đối với lớp trên

±0,005

±0,0025

áp dụng cho 95%tổng số điểm đo
4. Sai số cao đạc không vượt quá

– Đối với lớp dưới

 

– Đối với lớp trên

-10mm

±5mm

±5mm

áp dụng cho 95%tổng số điểm đo
(2) Về độ bằng phẳng

– Kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước dài 3m. Tuỳ theo rải bằng máy rải thông thường hay máy rải có thiết bị điều chỉnh tự động cao độ mà tiêu chuẩn nghiệm thu độ bằng phẳng tuân theo các giá trị ghi trong bảng 8.

Bảng 8 : Tiêu chuẩn nghiệm thu độ bằng phẳng mặt đường bê tông nhựa (Dụng cụ và phương pháp kiểm tra : thước dài 3m, 22 TCN 016 – 79)

Loại máy rải

Vị trí lớp bê tông nhựa

Phần trăm các khe hở giửa thước dài 3m với mặt đường (%)

Khe hở lớn nhất

<2mm

<3mm

³5mm

(mm)

Có điều khiển tự động cao độ rải

 

Thông thường

Lớp trên

Lớp dưới

 

Lớp trên

Lớp dưới

³90%

³85%

³ 85%

³ 80%

£5

£5%

6

10

10

  • Ngoài ra phải kiểm tra độ chênh giữa hai điểm dọc theo tim đường. Hiệu số đại số của hai điểm so với đường chuẩn phải tuân theo các giá trị ghi trong bảng 9.

Bảng 9: Tiêu chuẩn nghiệm thu độ chênh giữa hai điểm dọc theo tim đường

Loại máy rải

Khoảng cách giữa hai điểm đo (m)

Hiệu số đại số chênh của hai điểm đo với so với đường chuẩn (mm) .không lơn hơn

Máy rải có điều khiểmtự động cao độ rải

5

10

20

5

8

16

Máy rải thông thường

 

5

10

20

7

12

24

Ghi chú:   90% tổng các điểm đo thoả mãn yêu cầu trên.
  • Độ bằng phẳng còn phải được đo đạc bằng thiết bị hiện đại để đánh giá toàn bộ độ bằng phẳng theo 22 TCN 277 – 01. Độ bằng phẳng tính theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế ( IRI) phải nhỏ hơn hoặc bằng 2,0.
(3) Về độ nhám

Kiểm tra độ nhám bằng phương pháp rắc cát. Xem 22T CN 278 – 2001 . Yêu cầu chiều cao lớn hơn hoặc bằng 0,4mm .

(4) Về độ chặt lu lèn
  • Hệ số độ chặt lu lèn (K) của lớp mặt đường bê tông nhựa rải nóng sau khi thi công không được nhỏ hơn 0,98  .

                                      K= gtn /g 0

  Trong đó:

gtn:  Dung trọng trung bình của bê tông nhựa sau khi thi công ở hiện trường;

 g0: Dung trọng trunh bình của bê tông nhựa ở trạm trộn tương ứng lý trình kiểm tra .

  • Cứ mỗi 200m đường hai làn xe hoặc cứ 1500m2 mặt đường bê tông nhựa khoan lấy 1 tổ 3 mẫu đường kính 101,6mm để thí nghiệm hệ số độ chặt lu lèn, chiều dày lớp bê tông nhựa và các chỉ tiêu kỹ thuật khác.
  • Nên dùng các thiết bị không phá hoại để kiểm tra độ chặt mặt đường bê tông nhựa .
(5) Về độ dính bám giữa hai lớp bê tông nhựa hay giữa hai lớp bê tông nhựa với lớp móng

Chỉ tiêu này được đánh giá bằng mắt bằng cách nhận xét mẫu khoan. Sự dính bám phải tốt .

(6) Về chất lượng các mối nối
  • Chỉ tiêu này được đánh giá bằng mắt. Mối nối phải ngay thẳng, bằng phẳng, không rỗ mặt, không bị khuất, không có khe hở .
  • Hệ số độ chặt lu lèn của bê tông nhựa ở ngay lớp khe nối dọc chỉ được nhỏ hơn 0,01 so với hệ số chặt yêu cầu chung ở mục 4.
  • Số mẫu để xác định hệ số độ chặt lu lèn ở mép khe nối dọc phải chiếm 20% tổng số mẫu xác định hệ số dọc chặt lu lèn của toàn bộ mặt đường bê tông nhựa .
(7) Các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa

Các chỉ tiêu cơ lý của BTN nguyên dạng lấy ở mặt đường và của các mẫu bê tông nhưạ được chế bị lại từ mẫu khoan hay đào ở mặt đường phải thoả mãn các trị số yêu cầu ghi trong bảng II-2a và II-2b của “Qui trình thi công và nghiệm thu mặt đường BTN” 22TCN 249 – 98. Thông xe

 Đoạn đường làm xong không được phép thông xe trước khi có sự đồng ý của chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !

Câu hỏi : thiết kế nhà xưởng

Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.

Ngoài ra, đơn vị chúng tôi còn nhận thiết kế theo yêu cầu:
* Cam kết đảm bảo chất lượng – tiến độ thiết kế;
* Phục vụ Quý Khách hàng tận tình, chu đáo;
* Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng giá cả tốt nhất: 60.000₫-70.000₫/m2.
☎☎ LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI (Phục vụ toàn quốc)
☎ Hotline/Zalo: 0904.87.33.88 (Tư vấn miễn phí) Nguồn:  https://Banvenhadep.net