An toàn sử dụng điện trong công tác thi công xây dựng
21/06/2019116
Sau khi hồ sơ dự thầu được chấp thuận,chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành thương thảo hợp đồng. Đơn vị thi công sẽ tiến hành thi công. Trong quá trình thi công thì an toàn lao động điện là việc cần thiết và rất quan trọng
Dowload An toàn sử dụng điện trong công tác thi công xây dựng
Mật khẩu : Cuối bài viết
Mời quý vị tham khảo :Báo giá thiết bị điện
Mời quý vị tham khảo :Báo giá thiết kế hệ thống điện
Mời quý vị tham khảo :Biện pháp thi công hệ thống điện
Nguyên tắc cơ bản nhất trong các hệ tiêu chuẩn về xây lắp điện là phải đảm bảo cho:
+ Bảo vệ chống điện giật
+ Bảo vệ chống các tác động nhiệt
+ Bảo vệ chống quá dòng
+ Bảo vệ chống rò điện
+ Bảo vệ chống nhiễu loạn điện áp.
Những điều trên đây nhằm bảo vệ con người, bảo vệ tài sản và đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động.
1. Tai nạn do điện có thể có trên công trường
Việc sử dụng điện trên các công trường làm cho năng suất lao động lên cao. Cơ giới hoá thi công không thể tách rời việc sử dụng điện. Điện là năng lượng chính để làm các động cơ hoạt động.
Việc sử dụng điện mang lại lợi ích to lớn cho sản xuất nhưng phải tiến hành những biện pháp phòng ngừa tai nạn do điện gây ra cho người sản xuất.
Một tỷ lệ cao ( trên 70%) với các vụ cháy là do các trang bị điện không hợp chuẩn. Trong những tai nạn về điện thì không ít hơn 30% vụ gây chết người.
Việc loại trừ tai nạn về điện cần được tính toán ngay từ khi thiết kế các biện pháp thi công. Mọi khả năng gây tai nạn do điện sinh ra cần được phòng ngừa trước. Cần lập biện pháp phòng ngừa và kiên quyết thực hiện những biện pháp phòng ngừa tai nạn về điện làm cho sản xuất được an toàn và điều này cũng chính là góp phần cho sản xuất đạt các mục tiêu của nó.
Tai nạn do điện có thể gây ra trên công trường quy tụ lại ba dạng chính:
· Da người bị tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn hoặc thiết bị đang mang điện.
· Da tiếp xúc trực tiếp vói kim loại của thiết bị điện có cách điện nhưng phần cách điện bị hư hỏng.
· Thân thể người lao động tiếp xúc với điện dò rỉ trong đất do dây điện bị đứt chạm xuống đất mà sự tiêu tán dòng điện chưa đáp ứng các yêu cầu về an toàn. Hiện tượng này gọi là “điện áp bước”.
Còn một dạng tai nạn đã xảy ra do người lao động không tuân thủ nghiêm túc các quy trình đóng cắt điện. Đóng hoặc cắt điện mà không kiểm tra kỹ những mối liên quan đến mạch điện sẽ được thao tác: đóng điện khi có bộ phận đang thao tác trong mạng mà không được báo trước. Ngắt điện đột ngột làm người thi công không chuẩn bị trước phương pháp đề phòng tai nạn cũng như các thao tác sản xuất thích hợp.
2. Tác hại của dòng điện đi qua cơ thể người
Dòng điện có điện áp trên 36 vôn đi qua cơ thể người gây ra sự huỷ hoại các tế bào của người hoặc làm hệ thần kinh có những phản xạ tiêu cực.
Sự ảnh hưởng đến sức khoẻ con người do dòng điện gây ra tuỳ thuộc điện áp, điện trở của người, cường độ dòng điện của dây tải điện, tấn số và loại òng điện. Sự tác hại của dòng điện đi qua cơ thể lại phụ thuộc đường đi của dòng điện và thời gian tác động của dòng điện. Những điều kiện ngoại vi như độ ẩm của môi trường, vật liệu của kết cấu mà cơ thể tiếp xúc như sàn nhà, ghế ngồi …
Điện áp sử dụng khá phổ biến của các máy móc và trang bị mang điện trên công trường xây dựng thường là 127, 220 và 380 vôn, hiện nay có thể dùng đến 1000 vôn. Điện truyền được qua cơ thể thông qua lớp sừng ngoài da. Nếu da khô thì điện trở của lớp sừng này từ 60.000 đến 400.000 Ohm/cm2.
Nếu da bị ướt hoặc có mồ hôi, điện trở của lớp sừng ngoài da chỉ còn trên dưới 100 Ohm/cm2. Da nhiều mồ hôi thì điện trở lớp sừng ngoài da còn 1000 Ohm/cm2.
Điện áp cao thì lớp sừng ngoài da bị huỷ hoại nhanh. Điện áp thấp thì lớp sừng huỷ hoại chậm hơn. Trong tính toán , thường lấy điện trở của lớp sừng ngoài da là 1000 Ohm/cm2. Khi da bị ẩm hoặc nhiều mồ hôi thì điện trở của da giảm rõ rệt.
Dòng điện qua cơ thể người ta gây ra những phản ứng làm thay đổi trạng thái thần kinh, biến đổi thành phần máu hay gây cháy bỏng. Người ta bắt đầu cảm thấy có dòng điện qua cơ thể khi cường độ dòng điện khoảng 0,6 ~ 1,5 mA với dòng xoay chiều, tần số công nghiệp là 50 hertz và 5~7 mA đối với dòng điện một chiều. Tác hại của dòng điện qua cơ thể người tuỳ thuộc dòng điện mới tiếp xúc ( dạng 1 ), dòng điện dẫn qua cơ thể ( dạng 2 ) và dòng điện bị giữ lại cơ thể ( dạng 3).
Dòng điện mới tiếp xúc với cơ thể( dạng 1 ) người ta thường nằm trong khoảng 0,6 ~ 5 mA. Dòng điện mới tiếp xúc với cơ thể được coi là khi người ta còn có khả năng tự tách mình ra khỏi mạng điện. Dòng điện dẫn qua cơ thể ( dạng 2) trong phạm vi 15 mA với dòng điện xoay chiều và 50 ~ 80 mA với dòng một chiều. Dòng điện lưu giữ lại trong cơ thể ( dạng 3) khoảng 15~20 mA với dòng xoay chiều và 80 mA với dòng một chiều. Dòng điện dẫn qua cơ thể người ta ( dạng 2) có thể coi là ít nguy hiểm vì không gây tác hại ngay. Nhưng nếu không tách được dòng điện nhanh khỏi cơ thể thì số trị của dòng điện bị tăng làm cho cơ thể bị tê liệt.
Dòng điện lưu giữ lại trong cơ thể ( dạng 3) rất nguy hiểm vì dòng này gây ra co giật hệ thống thần kinh, cơ bắp bị co dật mạnh và sau đó bị tê liệt, trước mắt là cơ thể không thể tự điều khiển được. Hiện tượng tiếp theo là ngưng tim, ngưng thở.
Nhiêù nghiên cứu về tai nạn điện cho thấy chỉ cần dòng xoay chiều 25 ~ 30 mA đã rất nguy hiểm. Trên 50 mA có thể gây ra tai nạn nặng đến mức chết người. Dòng điện trên 0,1 A , tức là 100 mA thường gây chết người.
Về tần số thì tần số điện phổ thông là 50 hoặc 60 Hertz rất nguy hiểm. Tần số cao lên độ nguy hiểm lại giảm đi. Khi tần số dòng điện trên 1000 Hertz thường không gây ra ảnh hưởng đến hệ thần kinh mà chỉ gây bỏng cục bộ. Trong y tế, nhiều loại thiết bị điện lại lợi dụng tần số điện cao để điều trị một số bệnh.
Vị trí của cơ thể tiếp xúc với dòng điện hết sức quan trọng vì nó tạo ra luồng điện dẫn qua cơ thể. Ta hình dung ra dòng điện qua cơ thể phải dẫn từ nguồn có điện đến đất hoặc vật kim loại để dẫn tiếp. Thông thường, dòng điện đi từ tay phải, qua cơ thể dẫn xuống chân để nối với đất là luồng nguy hiểm nhất đối với cơ thể người. Luồng này dẫn dòng điện qua tim và phổi nên dễ gây tử vong. Luồng điện đi qua người từ chân nọ sang chân kia để dẫn tiếp ít nguy hiểm hơn vì dòng điện ngắn nhất không đi qua các bộ phận điều khiển sự sống quan trọng trước mắt của cơ thể như tim, óc, phổi.
Thời gian tác động của dòng điện qua cơ thể càng dài, càng nguy hiểm. Dòng điện qua cơ thể ngắn hơn 0,2 giây chưa gây nguy hiểm. Từ 0,5 giây bắt đầu gây nguy hiểm cho người.
3. Tai nạn điện với hệ thống dây dẫn : trên không và cáp ngầm
Trong mạng điện xoay chiều có điện áp dưới 1000V, mỗi dây dẫn điện làm cách li với đất. Trị số điện trở cách điện của các dây dẫn được lấy theo kết quả tính toán là 1000 Ohm/V . Vôn ở dây là điện áp của mạng. Có thể lấy điện trở của dây dẫn là Rcd = 1000 Ohm.
Điện trở của dây dẫn đối với đất khi cho thế năng của đất là 0 bao gồm điện trở cách điện của dây dẫn, của các điện trở mắc vào dây trên đường từ dây dẫn đến đất có tổng điện trở là Rcd . Dòng điện đi qua dây dẫn có điện trở Rcd gọi là dòng điện rò . Trị số của dòng điện rò được giới hạn là 10A.
Khi người bị chạm với một cực ( một dây ) đối với phần dẫn điện điện trở của người coi như mắc song song với điện trở cách điện của pha đó. Nếu chạm phải hai dây trong mạng ba pha hoặc một pha với dây trung hoà, tạo nên mạch kín mà người coi như nối tiếp với mạch điện rất nguy hiểm đến tính mạng. Sau đây là một vài khái niệm định lượng trong tính toán:
Khi người chạm phải một pha có điện, mạch điện đang có các điện trở khác thì dòng điện đi qua người có điện trở Rn sẽ là:
Khi tiếp xúc với một pha không có điện trở khác hay hai pha ở hai vị trí khác nhau , có thể coi người là vật dẫn điện có điện trở Rn được mắc theo kiểu nối tiếp , lúc này sẽ có dòng điện qua người sẽ là:
Nếu điện trở của người chỉ là 1000 Ohm hoặc nhỏ hơn thì người chắc chắn sẽ bị tử vong.
Tai nạn về điện xảy ra với người do dây dẫn trần trên không thường hay gặp là bộ phận cơ thể người chạm phải dây dẫn điện. Người cầm hay mang vác thanh kim loại hoặc cây dài , ẩm, va chạm phải dây dẫn trên không cũng là lý do để điện giật. Đã có nhiều tai nạn khi xây dựng dưới hoặc gần đường điện trên không, công nhân chuyển những thanh thép dài để va chạm phải dây dẫn nên bị điện giật. Không ít trường hợp công nhân thao tác trên đầu cột cao mà dây dẫn đang mang điện bị điện giật do va chạm với dây điện.
Một dạng tai nạn có thể xảy ra do đường điện trên không cắt ngang trên đường lộ bên dưới không đảm bảo khoảng cách giữa mặt đường đến đường dây theo đúng quy định để vướng với phương tiện xe cộ di chuyển bên dưới, nhất là khi xe chất tải quá cao.
Đường dây dẫn trên không vượt qua đường giao thông bên dưới phải đảm bảo độ cao tối thiểu là 6 mét. Phải có tín hiệu treo trên dây điện nhắc nhở độ cao của dây dẫn theo đúng quy định về đường dây điện vượt ngang đường lộ.
Đối với dây cáp đi ngầm tai nạn thường xây ra do máy đào đất hoạt động va chạm với dây cáp dẫn. Khi lập biện pháp thi công đào đất cần cắm chỉ giới cho máy đào để không gây tai nạn dạng này. Trong nhiều trường hợp, phải ngắt điện trong dây cáp khi thi công đào đất gần đường cáp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công nhân đào đất cũng như cho đường cáp.
Máy móc nặng di chuyển đè lên đường cáp ngầm bên dưới mà đường cáp chôn không đủ độ sâu cần thiết hoặc cáp không đi trong ống bảo vệ đúng quy cách cũng là nguyên nhân gây đứt cáp, điện bị rò qua đất gây tai nạn.
Đường cáp cắt ngang đường giao thông phải chôn ở độ sâu sao cho áp lực của xe cộ di chuyển bên trên không làm cáp bị dãn dài gây nguy hiểm. Cáp đi dưới đường giao thông phải luồn trong ống thép hoặc ống bê tông mà đường kính ống phải lớn hơn đường kính của dây cáp tối thiểu ba lần.
4. Tai nạn điện khi vận hành thiết bị điện
Khi vận hành thiết bị điện cần được trang bị các nghi khí cách điện , đảm bảo an toàn tuyệt đối. Công nhân phải đứng làm các thao tác trong môi trường khô ráo, chân đứng có thảm cách điện. Chân phải mang giày đảm bảo độ cách điện. Tay người công nhân phải đi găng cách điện. Phải mang kính và có mũ cách điện. Khi tiếp xúc với các bộ phận kim loại đang có điện phải dùng các dụng cụ chuyên có độ cách điện thoả đáng. Những dụng cụ này phải được thường xuyên kiểm tra độ cách điện đáp ứng các yêu cầu về an toàn sử dụng điện.
Hiện nay phần vận hành thiết bị điện đã tự động hoá cao, điều khiển bằng máy tính. Cần khai thác hết khả năng này. Khi điều khiển hệ thiết bị điện lẻ theo phương pháp thủ công, phải đảm bảo các điều kiện trang bị cho công nhân như yêu cầu trên.
Tai nạn hay xảy ra khi vận hành thiết bị điện và biện pháp ngăn ngừa phải như sau:
· Môi trường vận hành ẩm ướt. Với những điều kiện môi trường ẩm ướt, phải có biện pháp thích ứng mới được vận hành.
· Trang bị cá nhân không đủ đáp ứng các yêu cầu cách điện cho mọi bộ phận cơ thể có khả năng va chạm với các bộ phận mang điện. Không đủ điều kiện trang bị an toàn, không vận hành thiết bị điện.
· Va đập dụng cụ kim loại đang cầm tay vào các bộ phận có điện. Phải hết sức chú ý khi thao tác và mọi dụng cụ phải có tay cầm đủ cách điện với điện áp tương ứng.
· Khi lên cao , mặt đứng không đủ vững chãi, không đủ độ cách điện. Phải có sàn đứng vững chãi và mặt chân đứng phải có lớp thảm hoặc lớp đệm cách điện.
· Mọi công việc vận hành thiết bị điện cần đứng trên cao phải có một tổ công tác ít nhất hai người, một người thao tác và một người cảnh giới, nhắc nhở điều kiện an toàn.
· Mọi thiết bị điện phải có nối đất để dòng điện song song qua người nếu xảy ra là nhỏ, không đủ gây tử vong hay tai nạn.
5. Tai nạn điện do thao tác kỹ thuật
Người công nhân vận hành các thiết bị điện và thi công sử dụng điện phải được huấn luyện về an toàn sử dụng điện.
Mọi thao tác của công nhân phải thuần thục, hạn chế tối đa các thao tác do không thuần thục mà va chạm với các thiết trí điện.
Người công nhân phải được trang bị cách điện cho cá nhân đầy đủ và chỉ thi công khi đã mang đầy đủ các trang bị bảo vệ cách điện.
Trèo cao trên cột điện, trên sàn thao tác các thiết trí điện phải mang dây an toàn đúng quy định, phải sử dụng đầy đủ trang bị an toàn cho cá nhân như mũ, kính, găng, giày, quần áo. Không bao giờ được làm một mình trên cao mà phải làm theo tổ công tác ít nhất là hai người, một người thi công và một người cảnh giới tai nạn.
Trước khi thực hiện thao tác kỹ thuật điện cần kiểm tra mọi điều kiện an toàn. Khi có nghi ngờ, thí dụ chưa rõ ở cuối nguồn điện có ai đó đang thi công hay không, cần kiểm tra trước khi tiến hành đóng điện. Chỉ nối mạch điện khi mọi điều kiện về an toàn đảm bảo tuyệt đối.
6. Tai nạn điện do nơi làm việc bị ẩm hoặc thấm nước
Môi trường làm việc liên quan đến an toàn sử dụng điện được chia thành ba nhóm:
· Các phòng ít nguy hiểm về điện là phòng có môi trường không khí tương đối khô. Độ ẩm tương đối của không khí không quá 75% khi nhiệt độ từ 5 ~ 25oC. Sàn của loại phòng này có điện trở lớn và không khí không có các loại bụi dẫn điện bay lơ lửng.
· Phòng nguy hiểm nhiều là phòng có độ ẩm lớn trên 75%, nhiệt độ trung bình trên 25oC. Độ ẩm tương đối có lúc nhất thời tăng đến bão hoà như các phòng hấp hơi, phòng đang bảo dưỡng bê tông bằng hơi nước nóng. Một số phòng khô, có hoặc không có lò sưởi và trong phòng được phun ẩm nhất thời. Những phòng có nhiều bụi dẫn điện như phòng nghiền than, xưởng chuốt cốt thép cũng là phòng nguy hiểm nhiều về mặt an toàn điện. Những phòng nguy hiểm còn là phòng có nhiệt độ trên 30oC làm người lao động trong đó luôn chảy mồ hôi. Khi người có mồ hôi, khi va chạm với điện thì mối nguy hiểm tăng gấp bội.
· Phòng đặc biệt nguy hiểm là các phòng rất ẩm. Độ ẩm tương đối của loại phòng này xấp xỉ 100%, mặt tường, mặt trần thường xuyên có lớp nước ngưng tụ. Phòng thường xuyên ẩm mà sàn lại dẫn điện như bằng tôn dập chống trơn hoặc có những sàn đứng thao tác bằng tôn.
Những phòng gia công chất nổ cũng như các phòng có hơi dễ bắt cháy nổ, các phòng có nhiều bụi khi tạo với không khí thành các hỗn hợp nổ thí dụ như trong các gian nhà kho chứa chất nổ trên công trường thuỷ điện.
Tại những phòng này, đường dây dẫn điện phải được thiết kế có độ cách điện cao. Trong mỗi ống dẫn chứa dây điện chỉ được có một dây, không được bố trí nhiều dây dẫn điện. Mọi khí cụ điện đều được chứa trong các hộp mà điều kiện cách điện đủ đảm bảo không gây ra hiện tượng phóng điện.
Công nhân thao tác và lao động trong những môi trường nguy hiểm cần được trang bị quần áo đủ độ an toàn cách điện.
Ánh sáng trong những phòng này cần đầy đủ để nhìn rõ mọi chi tiết của dụng cụ, đồ vật , máy móc đang vận hành và chứa đựng trong phòng.
7. An toàn khi hàn
Máy hàn hồ quang điện sử dụng công suất điện lớn, dòng điện qua dây hàn có cường độ cao ( xấp xỉ 100 A ) . Quá trình hàn, đầu que hàn hoặc mỏ hàn phát ra ánh sáng hồ quang đồng thời phát ra các tia hồng ngoại và tia cực tím. Ánh sáng hồ quang và các loại tia hồng ngoại, tia cực tím làm hại mắt và da của cơ thể người. Kim loại bị chảy do nhiệt độ cao dưới tác động của dòng điện hoặc hơi cháy làm bắn văng ra xỉ hàn ( gọi là tia lửa hàn) có thể gây bỏng và cháy.
Dây dẫn điện hàn thường trải ngay trên mặt sàn đi lại vì máy hàn và vị trí vật được hàn không cố định. Phải thường xuyên kiểm tra độ cách điện của dây dẫn dòng điện hàn. Nếu có dấu hiệu bị trầy, xước phải dán băng cách điện kịp thời, không để điện rò rỉ ra bên ngoài.
Nhiều vụ cháy như vụ cháy kho lốp ô tô tại công trường sông Đà, nhà Trung tâm thương mại ITC thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 do tia lửa hàn gây ra.
Công nhân hàn và người phụ hàn phải đeo kính và mặt nạ để bảo vệ mắt và mặt khỏi bị ánh sáng và các dạng tia làm hại. Công nhân hàn phải mang găng tay đủ dài để bảo vệ tay khỏi bị sức nóng của tia lửa hàn, của kim loại nóng chảy và bức xạ. Công nhân cần mang giày cao cổ để chống tia lửa bắn vào chân. Phải làm những vách ngăn không để người qua lại nhìn trực tiếp vào tia hồ quang. Người vô ý nhìn trực tiếp vào ngọn lửa hồ quang khi đang hàn có thể bị tổn thương mắt do tia bức xạ và các tia cực tím, tia hồng ngoại.
Hàn hơi thường dùng khí axêtylen và ôxy. Bình chứa từng loại khí cần để tách biệt vì hốn hợp hai khí này, nếu rò rỉ có thể gây nổ mạnh. Các bình khí hàn phải để xa nguồn nhiệt và ánh nắng mặt trời. Kho chứa các bình khí phải có thông gió thật tốt. Những bình đang dùng phải đặt trên giá hay xe đẩy, không được để đứng đơn độc tự do. Thiết bị cắt ngọn lửa tạt lại của thiết bị hàn hơi phải được lắp trên van điều chỉnh của bình và van một chiều phải được lắp ở đầu ống dẫn, phía có ngọn lửa.
Ống dẫn khí phải tốt, dễ phân biệt và được bảo vệ chống nóng và chống bị va chạm, bụi bẩn hoặc bị dầu, mỡ bám. Mọi mối nối ( măngxông ) phải chặt, khít, không được rò rỉ. Khi bình axêtylen bị phát nóng, phải khoá van ngay tức thì, phát lệnh báo động sơ tán người khỏi khu vực sẽ nguy hiểm và tìm nước làm lạnh bình nhanh chóng đồng thời phát lệnh báo động cháy, gọi cứu hoả.
Khi công nhân đang sử dụng các công cụ cầm tay có điện, phải tắt điện ở các công cụ này trước khi đặt công cụ xuống đất. Tuyệt đối không được để diêm hay bật lửa trong túi khi hàn.
Khi hoàn thành các thao tác hàn, phải khoá các van cẩn thận. Không được dùng khí ôxy để phủi bụi trên quần áo.
Khi hàn trong môi trường kín, kim loại được hàn trước đây đã sơn, do nhiệt độ cao, khí độc sẽ bốc hơi làm nguy hại cho công nhân. Khi sử dụng một số loại que hàn đặc biệt cũng có thể có khí độc bốc ra gây hại cho công nhân khi hít thở. Nếu môi trường hàn không thể thông gió được thì người lao động phải được trang bị mặt nạ và được cung cấp dưỡng khí. Nếu kim loại hàn có che phủ bề mặt bằng các hợp chất có chứa kim loại chì, kẽm, thuỷ ngân, cadmi thì môi trường hàn nhất thiết phải trang bị hút khói vì những hỗn hợp có các kim loại này rất độc, rất nguy hiểm. Tốt nhất, trước khi hàn những kim loại có phủ bằng sơn hay chất dẻo, hãy tẩy sạch sơn và chất dẻo rồi mới tiến hành hàn.
8. An toàn điện khi hàn trong nước
Có hai cách hàn dưới nước là:
· Cách hàn ướt
· Cách hàn khô
Cách hàn dưới nước theo kiểu hàn ướt là hàn trực tiếp trong môi trường nước. Que hàn là loại đặc biệt dùng để hàn dưới nước giống như hàn trên cạn. Hàn kiểu này hiệu quả cao và khá kinh tế. Năng lượng dùng để hàn bố trí trên xuồng ngay trên mặt nước mà bên dưới tiến hành công tác hàn. Nguồn điện hàn là dòng điện không đổi. Dòng điện đạt từ 300 ~ 400 A. Động cơ của loại máy hàn này chuyên dùng để phát ra nguồn điện cho việc hàn dưới nước.
Thợ hàn trong nước phải mặc quần áo thợ lặn, cơ thể hoàn toàn cách biệt với nước. Mọi trang bị điện như dây dẫn, mỏ hàn, phải cách nước tuyệt đối.
Việc bố trí mạch hàn như sau:
|
Mỏ hàn
Que hàn
nơi hàn
|
Cầu dao
Hàn theo quy trình ướt rẻ và cũng có hiệu quả cao nên được sử dụng phổ biến. Tốc độ hàn nhanh và công tác chuẩn bị tốn ít thời gian. Tuy nhiên kim loại nhúng trong môi trường nước nên bị nguội nhanh, sự phân bố phân tử kim loại không như mẫu kim loại ban đầu mà bị giòn. Tuy nhiên các điều kiện về an toàn lao động khá ngặt nghèo. Như mô tả quá trình công tác hàn thì việc trang bị an toàn cần rất cẩn thận. Những tai nạn có thể xảy ra là bỏng da, rò điện là khả dĩ.
Cách hàn khô được chuẩn bị hết sức kỹ càng. Phải làm một buồng kín bọc quanh kết cấu cần hàn. Trong buồng bơm đầy khí, thường là khí helium chứa ôxy có áp suất 0,5 bary.Buồng này gọi là buồng áp lực cao. Công tác hàn tiến hành trong buồng kín này nên chất lượng đảm bảo tốt. Việc hàn xảy ra dưới áp suất cao cân bằng với áp suất của môi trường nước bên ngoài buồng kín chứa kết cấu hàn.
Đang hàn dưới nước theo quy trình ướt
Ảnh đang hàn dưới nước theo quy trình khô
Các điều kiện về an toàn rất ngặt nghèo. Người phải hàn trong buồng kín và chịu cảnh áp lực cao, nóng cũng như ánh sáng chói chang của tia lửa hàn. Các chất khí hydro và ôxy sinh ra khi hàn dễ gây nổ mà sinh ra tai nạn. Khí nitơ tạo ra trong quá trình hàn sẽ lưu trong máu làm cho người lao động bị ảnh hưởng sức khoẻ. Người thợ hàn phải được huấn luyện về nghề nghiệp, kỹ năng cũng như rèn luyện sức khoẻ để có thể chịu dựng được điều kiện lao động. Trang bị bảo hộ được chú trọng đúng mức để tránh đến mức tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ người công nhân.
Trang bị tạo ra buồng kín đòi hỏi đồng bộ và phức tạp nên giá thành cuối cùng của đường hàn khá cao. Chỉ khi nào đòi hỏi chất lượng rất đặc biệt mới dùng phương pháp hàn khô.
9. Huấn luyện về thiết kế, lắp đặt cũng như lao động trong môi trường có điện để đảm bảo an toàn trong xây lắp điện.
Khi thiết kế hệ thống điện trên công trường , phải đặt thiết bị bảo vệ như aptomat hoặc cầu dao điện tổng cho đường dây điện chính trong nhà, cho từng đường dây điện phụ, cho từng thiết bị có công suất lớn. Phải đặt cầu chì trước từng ổ cắm điện, đảm bảo khi có chạm chập cắt ngay được nguồn điện.
Tiết diện dây dẫn phải chọn sao cho có đủ khả năng tải dòng điện đến các thiết bị, dụng cụ điện mà nó cung cấp. Không dùng dây có tiết diện nhỏ cho các dụng cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây hoả hoạn.
Không dùng phụ tải quá mức cho phép của công suất thiết kế vì sẽ gây quá tải dẫn đến cháy thiết bị, dây dẫn, gây cháy nổ.
Không dùng dây điện, thiết bị điện trong nhà có chất lượng kém.
Những thiết bị điện, đồ điện trong nhà quá cũ cần phải được kiểm tra thường xuyên để có kế hoạch đại tu hoặc thay thế.
Không dùng bếp điện để đun nầu mà không có người trông coi.
Thiết bị đồ điện, đồ điện dùng trong nhà khi không sử dụng phải ngắt ra khỏi nguồn điện.
Trước khi ra khỏi nhà hoặc trước khi đi ngủ phải kiểm tra lại các thiết bị, đồ điện, đèn, quạt.
Không để trẻ nhỏ, người mắc bệnh tâm thần sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.
Không lắp đặt hoặc để các thiết bị . đồ dùng điện có toả nhiệt như chấn lưu, bóng đèn, bàn ủi, bếp điện trên các vật dụng dễ cháy như gỗ, giấy, giấy các tông, tấm xốp để ngăn ngừa hoả hoạn. Khi nối dây phải nối so le và quấn băng keo cách điện cẩn thận.
Không đặt các chất dễ cháy ( gaz, xăng, dầu , giấy) gần các thiết bị, dụng cụ điện như đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ cắm điện.
Khi xảy ra cháy do chập điện, phải nhanh chóng ngắt cầu dao điện tổng, báo cho mọi người xung quanh biết, báo cho cảnh sát PCCC và dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa. Cấm dùng nước chữa lửa khi chưa cắt điện.
10. Biển báo và những giải pháp an toàn cơ bản cho hệ thống điện tạm trên công trường
Để chống điện giật, vị trí những vật dẫn điện phải đặt ở nơi thích hợp. Những ổ cắm phải đặt ở độ cao trên 1,2 mét. Hệ thống đầu mối điện phải để trong không gian có bảo vệ như tủ chứa, phòng riêng. Phải chống điện giật do con người tiếp xúc gián tiếp qua kim loại khi dòng điện bị rò. Phải làm các tấm che chắn nơi chứa thiết bị điện mà nếu con người vô ý có thể va chạm ngoài ý muốn. Các vật dẫn điện phải được cách điện với mức cách điện đủ an toàn cho người. Với những phụ tải thường xuyên tiếp súc với người được gọi là thiết bị nhóm II, như quạt máy, ổ đóng ngắt điện, những thiết trí mà người hay tiếp súc phải làm bằng vật liệu không dẫn điện như êbônít hay loại nhựa tương ứng.
Bảo vệ chống các tác động nhiệt thường dùng các thiết trí che chắn. Chủ yếu chống các tác động nhiệt nhằm chống cháy. Không được lắp đặt đường dây điện, bảng điện trên đường thoát hiểm. Vật liệu xây dựng sử dụng tại lối thoát hiểm phải là vật liệu khó cháy. Lưu ý rằng dòng điện rò có thể không đủ lớn để gây điện giật, làm ảnh hưởng đến an toàn của con người nhưng nếu kéo dài có thể gây ra cháy.
Trong hệ thống các thiết bị điện phải lắp các thiết trí tự động ngắt mạch khi có sự cố.
Tại những đầu mối của công trình điện như
* Các thiết bị phân phối và trạm biến áp trong nhà , trạm biến áp ngoài trời
* Các bộ chỉnh lưu
* Các máy điện , thiết bị khởi động , điều chỉnh và bảo vệ
* Thiết bị điện của máy trục
* Các hệ thống thanh cái
* Các thiết trí điện phân
* Đầu mối các thiết bị chiếu sáng
* Đầu nguồn đường dây điện 1 chiều và xoay chiều
* Đầu đường cáp điện lực
* Đầu đường dây dẫn điện trên không.
phải có bảng ghi rõ tên của đầu mối này, các tính năng kỹ thuật chủ yếu của toàn bộ đầu mối, sơ đồ hệ thống các thiết bị đặt trong đầu mối, chỉ dẫn vận hành và an toàn khi thao tác. Bảng đủ độ lớn để chữ viết không quá nhỏ hoặc quá dày đặc. Khổ chữ cao ít nhất 2 cm, nét dày trên 2 mm.
Đường dây trần qua lộ giao thông, tại điểm thấp nhất của đường dây phải treo một tấm biển có kích thước 0,8 x 0,5 mét bằng vật liệu cách điện, nền sơn màu da cam nhạt. Trên biển phải ghi dòng trên cùng hai chữ “ nguy hiểm” , dòng dưới ghi độ cao hiện nay của dây tại điểm cắt này ( đơn vị mét) so với mặt đường, tiết diện dây và điện áp tải.
11. Hệ thống tiếp đất
Tại nơi bắt đầu của dây tiếp địa phải có biển báo đánh dấu. Có sơ đồ đường tiếp địa chôn ngầm gắn trên tường để có thể nhận biết phần nằm dưới đất.
Ký hiệu nơi bắt đầu của dây tiếp địa.
Một số ký tự trong hệ thống tiếp đất:
T là ký tự đầu ghi cho được nối với hệ thống tiếp địa.
I là ký tự đầu ghi cho được tách rời
T là ký tự thứ hai cho được nối trực tiếp với đất
N là ký tự thứ hai cho được nối với trung tính tại gốc hệ thống lắp đặt.
TN-C là ký tự thể hiện dây trung tính (N) và dây đất (PE) nối với nhau (PEN).
TN-S là ký tự thể hiện dây trung tính (N) và dây đất (PE) không nối chung
TN-C-S là ký tự thể hiện TN-C hướng ngược và TN-S hướng thuận trong cùng hệ thống ( ngược lại với TN-S hướng ngược và TN-C hướng thuận là không được phép.
Việc lựa chọn hệ thống tiếp đất tuỳ thuộc tiêu chuẩn của các nước. Nước ta chưa có các tiêu chuẩn cho hệ thống này nên Bộ Xây dựng đang khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn của thế giới IEC 60364.
Có hai hình thức nối đất bảo vệ cho thiết bị điện:
+ Nối đất bảo vệ trực tiếp:
Nối bộ phận kim loại trên vỏ thiết bị điện bằng dây kim loại lúc bình thường, không có điện với cực nối đất bằng sắt, thép chôn dưới đất có điện trở nhỏ đối với dòng điện rò qua đất và điện trở cách điện ở các pha không bị hư hỏng. Hình thức này thường áp dụng ở mạng 3 pha có trung hoà cách điện.
Dòng điện rò trong các mạng với trung hoà cách điện có điện áp dưới 1000V, không lớn quá 10A, cực nối đất với điện trở tính toán nhỏ (<4 Ohm) sẽ đảm bảo hạ điện áp tiếp súc đến trị số an toàn U = 10 x 4 = 40V.
Điện áp tiếp súc thân máy này là điện áp tối đa trong mạng có trung hoà cách điện khi tính điện trở của cực nối đất và trị số tối đa của dòng điện rò.
Khi dòng điện rò không quá 4 ~ 6 A thì điện áp tiếp súc mà người vô ý mắc phải còn giảm nữa.
Trong trường hợp tiếp súc như thế, người chạm vào mạng điện coi là mắc vào mạng điện rò song song với cực nối đất. Khi đó :
In Rn = Ir Rnđ
hay : viết lại
Trong đó:
In là cường độ dòng điện đi qua người ( A )
Ir là cường độ dòng điện rò ( A )
Rn là điện trở tính toán của người ( Ohm)
Rnđ là điện trở của cực nối đất
Thí dụ : Nếu chọn trị số điện trở tính toán của người là Rn = 1000 Ohm ;
Rnđ = 4 Ohm ; Ir = 10 A thì dòng điện đi qua người sẽ là :
Nếu người lao động được trang bị quần áo, giày bảo hộ thì dòng điện qua người còn nhỏ hơn nữa nên khi có nối đất sẽ không gây nguy hiểm cho người và thậm chí cũng không ảnh hưởng đến sức khoẻ nữa.
+ Kiểu nối đất bảo vệ qua dây trung hoà dùng dây dẫn nối vỏ kim loại của thiết bị điện vào dây trung hoà. Thường cách nối này hay dùng cho mạng có điện áp dưới 1000 V, 3 pha 4 dây với dây trung hoà đã nối đất.
Khi có sự cố, thủng cách điện chẳng hạn, xuất hiện dòng điện trên thân của thiết bị điện như thân máy thì lập tức một trong các pha sẽ gây đoản mạch và làm cháy cầu chì bảo vệ hoặc bộ phận tự động tác động cắt điện khỏi máy. Khi tiếp súc với thân máy trong thời điểm đoản mạch, người sẽ mắc song song với mạng kín và dòng điện qua người sẽ là :
Trong đó:
rk là điện trở nhạy của dây trung hoà ( Ohm )
rg điện trở của giây (Ohm)
Idm dòng điện đoản mạch (A)
Các mạng có điện áp dưới 1000V có liên hệ với mạng điện có điện áp trên 1000V qua máy biến áp phải có dây trung hoà nối đất hoặc phải có dây trung hoà hay các pha nối đất qua cầu chì xuyên thông. Đồng thời dây trung hoà phải thực hiện nối đất lặp lại cách nhau không quá 1000 mét với các cực nối đất có điện trở không quá 4 Ohm. Khi dây trung hoà ở trong phần đoản mạch có nối đất lặp lại, trị số dòng điện đi qua người cũng tương ứng giảm đi.
Tuy nhiên khi dòng điện đoản mạch lớn, trị số dòng điện qua người trước khi cầu chì bảo vệ đứt có thể gây nguy hiểm. Trong trường hợp này phải sử dụng cơ cấu cắt điện tự động.
12. Chống sét tạm khi xây dựng
Chống sét ở đâyđề cập đến chống sét trên công trường. Chống sét cho nhà vĩnh cửu thuộc chuyên đề riêng.
Chống sét trên công trường chủ yếu bảo vệ khỏi sự phóng điện của tĩnh điện khí quyển, bảo vệ cho người và tài sản trên công trường.
Nguy hiểm nhất là sét đánh trực tiếp. Cường độ của tia lửa điện của sét đến 200.000 A và điện áp tới 150 triệu Vôn. Tia lửa điện của sét có thể phóng xa tới hàng cây số. Thời gian phóng điện của sét từ 0,1 ~ 1 giây đồng hồ và nhiệt độ đến 6000 ~ 10.000 oC.
Tĩnh điện khí quyển xuất hiện là do sự ma sát của hơi nước và sau đó của các hạt nước với không khí trong các lớp không khí ẩm. Khi hạt nước di chuyển trong đám mây sẽ tích điện và đám mây sẽ mang điện tích đó. Tác dụng tương hỗ của các hạt nước mang điện và các luồng không khí sẽ phân chia ra các hạt lớn mang điện tích dương, hạt nhỏ mang điện tích âm. Hạt nhỏ tích điện âm và hạt lớn lắng đọng xuống phía dưới tạo thành các đám mây tích điện dương. Khi đám mây tích điện dương di chuyển, do hiện tượng cảm ứng tĩnh điện mà trên mặt đất sẽ tích điện âm. Như vậy, trong thiên nhiên hình thành loại tụ điện đặc biệt với lớp không khí ở giữa, các bề mặt tụ điện là mây và mặt đất. Khi thế hiệu đạt tới trị số cực hạn sẽ sinh ra sự phóng tia lửa điện kèm theo tia chớp chói loà và tiếng nổ dữ dội.
Trước khi xuất hiện sự phóng điện thì ở mặt đất, điện tích cảm ứng âm lướt qua những phần nhô lên khỏi mặt đất của các ngôi nhà, những điểm cao của công trình, tạo nên hiện tượng ion hoá không khí trên đường đi tới các đám mây và làm giảm điện trở riêng của lớp không khí tạo sẵn hành lang cho tia lửa điện phóng qua.
Khả năng của những điểm cao của công trình bị sét đánh trực tiếp càng lớn khi khoảng cách giữa điểm cao với đám mây tích điện càng gần. Ngoài ra khả năng sét đánh còn phụ thuộc vào cấu tạo địa chất ở tầng sát mặt đất, vào các yếu tố khí quyển và các yếu tố hình học khác. Vùng có quặng pyrit dễ bị sét đánh hơn các khu vực khác.
Khi công trình không được bảo vệ chống sét , nếu có sét đánh trực tiếp , công trình sẽ bị phá hoại hoặc do không khí bị đốt nóng chớp nhoáng sẽ lan rộng nhanh, tạo ra làn sóng không khí đốt nóng công trình. Nhiệt lượng tăng nhanh và đột ngột là nguyên nhân phá hỏng công trình. Sét đánh trực tiếp là biểu thị của tia lửa điện sét. Hiện tượng tĩnh điện và cảm ứng điện từ cũng là biểu thị nữa của sét.
Cảm ứng tĩnh điện gây ra do tác dụng của các đám mây mang điện lên các công trình trên mặt đất và kèm theo tia lửa giữa các bộ phận kim loại của kết cấu và thiết bị. Cảm ứng điện từ xuất hiện khi tia chớp phóng điện làm phát sinh ra từ trường nam châm trong không gian thay đổi theo thời gian. Từ trường nam châm gây ra cảm ứng trong các vòng tạo ra một dòng điện trong các vật kim loại kéo dài. Tuy nhiên dòng điện này không lớn nên ít nguy hiểm mà khi có các vòng kim loại không kín, có thể xảy ra hiện tượng phóng điện làm đốt nóng kim loại gây nguy hiểm. Những tia lửa do phóng điện này có thể gây nổ , nếu không gian chung quanh có hơi như cácbua hydro , sẽ tạo nổ.
Làm thu lôi là giải pháp thông dụng để chống sét. Sét rất hay đánh vào các công trình đã nối đất vì tính dẫn điện khi đó lớn tới vô cùng.
Trang bị cho một hệ chống sét gồm bộ phận thu sét, bộ phận dẫn sét và bộ phận tiêu sét.
Bộ phận thu sét có thể là thanh kim, dây hoặc lưới. Thanh kim thường dùng bằng thép, đường kính lớn trên 20 mm, dài 2,5 mét đầu trên nhọn, đầu dưới gắn vào điểm tựa chắc chắn như đỉnh cột cao, điểm cao nhất của công trình. Có thể làm những trụ thu lôi đứng độc lập cao vọt lên khu vực muốn bảo vệ. Dây là biện pháp thu sét nhờ dây kim loại có đường kính trên 12 mm, nối giữa hai điểm tựa chắc chắn, cao trên các điểm cao nhất của công trình tối thiểu 2 mét. Lưới thu lôi là những kim thu lôi ngắn ( 0,75 ~ 1,00 mét, đường kính 14 mm ) hướng lên trời, đầu dưới kim ngắn nối với dây thép có đường kính 14 mm. Hàn các kim ngắn này với dây nối theo đúng tiêu chuẩn hàn nối ( đường hàn dài 140 mm nếu hàn một má, 50 mm nếu hàn hai má). Khoảng cách giữa những kim này là 2 mét. Lưới đặt quanh chu vi đỉnh nhà hoặc chạy trên sống nóc nhà.
Bộ phận thu sét không được sơn. Muốn bảo vệ chống gỉ nên mạ kẽm hay thấm kẽm.
Ngoài ra, kim thu sét có thể bằng thép tròn, thép dẹt, thép ống hoặc thép góc với tiết diện của phần kim loại ở mũi kim không nhỏ hơn 100 mm2 ( nếu thép dẹt , bề dày không nhỏ hơn 3,5 mm ; nếu thép ống , bề dày ống không nhỏ hơn 3 mm ) và chiều dài hiệu dụng của kim không ngắn hơn 200 mm. Công trình có kim thu sét nằm ở môi trường có ăn mòn , tiết diện đỉnh kim không nhỏ hơn 150 mm2 ( thép dẹt chiều dày không nhỏ hơn 4 mm và thép ống , chiều dày thành ống không mỏng hơn 3,5 mm).
Mũi kim thu sét không cần vuốt nhọn nhưng nếu là ống thì phải dùng kim loại vít kín mũi kim lại. Kim thu sét có thể mạ kẽm, mạ thiếc hoặc sơn dẫn điện. Tại những môi trường đặt kim có ăn mòn thì kim thu sét phải mạ kẽm. Lắp đặt kim thu sét phải đảm bảo chắc chắn trong suốt quá trình sử dụng nhất là phải chịu được các tác động ngang do gió , lốc và các tác động cơ học khác.
Nếu đặt kim trên cột gỗ , cột bê tông cốt thép thì mũi đỉnh phải cao hơn đầu trên của cột ít nhất là 200 mm và kim phải đưọc gắn chắc chắn vào cột.
Dây thu sét là dây nối những kim thu sét chống sét đánh thẳng lắp đặt trên mặt bằng cao nhất của công trình , tạo nên vùng bảo vệ sét cho công trình phải làm bằng thép , tiết diện dây không được nhỏ hơn 50 mm2. Dây cũng không nên làm có tiết diện lớn hơn 75 mm2 và phải được sơn dẫn điện. Dây thu sét đặt ở môi trường không khí có hoá chất ăn mòn thì tiết diện dây thu sét phải mở đến 75 mm2.
Việc cố định dây thu sét vào kết cấu công trình phải đảm bảo chắc chắn về mặt cơ học và tiếp xúc tốt.
Dây thu sét có thể tạo thành hình lưới đặt trên cọc đỡ bằng thép tròn cách nhau từ 1 ~ 1,5 mét và dây thu sét này phải đặt cao trên mái công trình ít nhất 0,60 mét.
Cọc đỡ dây hoặc lưới thu sét phải được kiểm tra đảm bảo cho:
+ Mái không bị chọc thủng sinh dột,
+ Không làm hư hỏng các lớp chống thấm,
+ Không cản trở đến việc thoát nước trên mái khi mưa, và
+ Dây không căng quá và khi dây qua khe lún phải có đoạn uốn cong từ 100 mm đến 200 mm tránh sự co kéo làm dây quá căng.
Bộ phận dẫn sét thường làm bằng dây kim loại. Dây dẫn sét xuống đất có thể làm bằng thép tròn , thép dẹt tiết diện không được nhỏ hơn 35 mm2 và bề dày thép dẹt không được nhỏ hơn 3 mm. Nếu từ bộ phận thu sét chỉ đặt một dây dẫn xuống đất thì tiết diện dây này không được nhỏ hơn 50 mm2.
Những nơi môi trường không khí có lẫn hoá chất ăn mòn thì tiết diện không nhỏ hơn 50 mm2 và thép dẹt không mỏng hơn 3,5 mm.
Cầu nối và dây nối của thiết bị chống sét và đai san bằng điện áp có thể làm bằng thép tròn , thép dẹt tiết diện không nhỏ hơn 28 mm2 và bề dày thép dẹt không mỏng hơn 3 mm. Nơi không khí có hoá chất ăn mòn tiết diện dây không bé hơn 35 mm2 và thép dẹt không mỏng hơn 3,5 mm.
Dây nối , cầu nối và dây nối cần được sơn chống gỉ .
Dây nối từ bộ phận thu sét xuống bộ phận tiếp đất phải chọn lộ nào ngắn nhất , không nên có những đoạn phải uốn nhọn hay gấp khúc . Trường hợp không thể làm khác được mà phải uốn thì khoảng cách giữa hai đoạn dây bị uốn phải cách nhau ít nhất là 1/10 chiều dài của đoạn dây phải uốn .
Các cọc đỡ dây gắn vào kết cấu công trình không xa nhau quá , phải nhỏ hơn 1,5 mét và khoảng cách từ dây đến mặt kết cấu phải lớn hơn 50 mm. Nên chọn vị trí đặt dây này ở chỗ ít người qua lại và phải cách lỗ cửa đi , cửa sổ ít nhất là 1,5 mét. Lối đi có nhiều trẻ em qua lại như tại các nhà trẻ, trường học thì dây dẫn phải cách lối đi ít nhất là 5 mét. Nơi nào mà không cách ly được người và súc vật với dây dẫn thì phải đặt dây dẫn trong ống cách điện trong phạm vi không gian từ mặt đất đến độ cao 2,5 mét.
Đầu nối dây dẫn sét vào bộ phận tiếp đất có thể có chỗ nối tháo rời được với mục đích kiểm tra điện trở của bộ phận nối đất . Hai đầu dây của bộ phận nối và bộ phận tiếp đất phải hàn với hai thanh nối bằng thép dẹt dày trên 6 mm, rộng trên 30 mm có lỗ bắt bu lông nối với số lỗ ít nhất là 2 để lắp 2 bu lông nối loại M12. Khoảng cách giữa 2 lỗ bu lông là 40 mm .
Phải thường xuyên kiểm tra độ xiết chặt của những bu lông này.
Khi công trình chỉ có một dây dẫn từ bộ phận thu sét xuống bộ phận tiếp đất thì không được làm đoạn nối mà phải là một dây nối liền và mọi liên kết đều là liên kết hàn cố định.
Bộ phận tiêu sét còn gọi là tiếp đất của hệ thu lôi là bộ phận hết sức quan trọng. Bộ phận nối đất chống sét có thể làm bằng thép tròn , thép dẹt , thép ống với phần tiết diện kim loại không nhỏ hơn 100 mm2. ( bề dày thép dẹt , thép góc và thành ống không mỏng hơn 4 mm). Nếu đất có tính chất ăn mòn thì tiết diện trên phải lớn hơn 100 mm2. Bộ phận nối đất có thể được sơn dẫn điện , mạ thiếc, mạ kẽm nhưng tuyệt đối không được sơn cách điện hoặc sơn bitum , sơn hắc ín hay bất kỳ loại sơn nào có tính chất cản trở việc dẫn điện. Người thiết kế qui định điện trở yêu cầu của bộ phận nối đất tuỳ theo điện trở của đất tại khu vực công trình.
Cần kiểm tra lại trị số điện trở suất của đất ( rđ. W. Cm ) tại hiện trường. Mọi số liệu cho sẵn trong các Sổ tay chỉ để tham khảo và thiết kế kỹ thuật mà thôi.
Trị số điện trở suất tính toán ( rđ.tt ) bằng trị số điện trở suất đo đạc ( rđ ) nhân với hệ số thay đổi điện trở suất ( y ), còn được gọi là hệ số thời tiết hay là hệ số mùa . Hệ số thay đổi điện trở suất của đất theo thời tiết của các kiểu nối đất cho trong bảng sau:
Hình thức nối đất
|
Độ sâu đặt bộ phận nối đất (m) | Hệ số thay đổi điện trở suất (y) |
Ghi chú |
Thanh ( tia ) đặt nằm ngang ( nối đất kéo dài ) | 0,5
¾¾¾¾¾¾ 0,80 – 1,00 |
1,40 ¸ 1,80
¾¾¾¾¾¾ 1,25 ¸ 1,45 |
Trị số nhỏ ứng với đất khô ( đo vào mùa khô ) |
Cọc đóng thẳng đứng |
0,80
Tính từ mặt đất đến đầu mút trên cùng của cọc |
1,20 ¸ 1,40 |
Trị số lớn ứng với loại đất ẩm ( đo vào mùa mưa ) |
Thông thường nên chọn hình thức nối đất theo chỉ dẫn dưới đây:
(a) Khi trị số điện trở suất đất không lớn quá 3 x 104 W. Cm thì sử dụng hình thức nối đất cọc chôn thẳng đứng , chiều dài cọc từ 2,5 đến 3 mét , đầu trên của cọc phải đóng ngập sâu trong đất từ 0,50 đến 0,80 mét.
Nếu lớp đất ở sâu có điện trở nhỏ , từ 3 x 104 W. Cm trở xuống hoặc có mạch nước ngầm cần sử dụng hình thức cọc chôn sâu và có thể tăng chiều dài cọc đến 6 mét. Trong trường hợp này có thể sử dụng cọc bê tông cốt thép và các móng bằng bê tông cốt thép của công trình để làm bộ phận nối đất chôn sâu.
Trường hợp lớp đất trên có trị số điện trở nhỏ, các lớp đất dưới là đá , sỏi hoặc có điện trở suất lớn thì dùng hình thức nối đất thành tia đặt nằm ngang theo kiểu nối đất kéo dài chôn ở độ sâu 0,50 đến 0,80 dưới mặt đất , chiều dài mỗi thanh không nên lấy quá trị số chiều dài tới hạn , ứng với các trị số điện trở suất như bảng sau đây:
r,W.Cm
|
<5×104 | 5×104 | 10×104 | 20×104 | 40×104 |
lth , mét |
25 |
35 |
50 |
80 |
100 |
Trường hợp phải tăng số thanh (tia) cũng không nên tăng quá 4 thanh tia và góc tạo thành giữa các thanh trên mặt bằng không nên nhỏ hơn 90o. Nên ưu tiên sử dụng hình thức nối đất kéo dài.
(b) Khi điện trở suất của đất bằng từ 3 đến 7×104 W.Cm, cần sử dụng hình thức nối đất hỗn hợp ( cọc kết hợp với thanh ). Có thể sử dụng nối đất hỗn hợp kiểu hình vuông , hình chữ nhật , hình tròn .
Các cọc chỉ nên đóng trong khoảng 2:3 chiều dài của thanh , tính từ đầu thanh , phía nối với dây xuống.
(c) Khi trị số điện trở suất của đất lớn hơn 7 x 104 W.Cm , hoặc đất có nhiều đá tảng , đá vỉa cho phép kéo dài thanh tới chỗ có trị số điện trở suất nhỏ như hồ , ao , sông , suối nhưng không nên kéo quá 100 mét.
(d) Có thể dùng biện pháp nhân tạo để cải thiện độ dẫn điện ở những vùng có điện trở suất cao như dùng muối ăn ( NaCl ) pha nước để tưới cho khu đáat chung quanh dây nối đất . Theo quan điểm của chúng tôi ( tác giả bài giảng này) nếu dùng phương pháp này thì phải ghi chú và nhắc nhở rằng cứ 3~5 năm lại phải kiểm tra điện trở suất của đất và bổ sung muối nếu không sẽ nguy hiểm vì điện trở suất của đất ngày càng tăng do nồng độ muối giảm do mưa .
Trong việc thi công bộ phận thu sét , bộ phận dẫn sét , bộ phận tiếp đất thì việc hàn nối hết sức quan trọng . Một trong những điều hết sức chú ý khi kiểm tra chất lượng hệ chống sét là kiểm tra chất lượng mối hàn. Mối hàn phải đảm bảo chiều dài đường hàn , đảm bảo không rỗ , không ngắt quãng , không bọt xỉ , chiều cao đường hàn phải đáp ứng đầy đủ.
Thu lôi là hệ thống hết súc quan trọng để bảo vệ người và tài sản trên công trường chống sét đánh trực tiếp. Cần đảm bảo các yêu cầu sau đây khi thiết kế và lắp đặt hệ thu lôi:
(i) Bộ phận thu sét phải đảm bảo kiểu dáng đã chọn , vị trí đặt thiết bị , kích thước vật liệu , kiểm tra lớp mạ của đầu kim , các mối hàn , nối .
(ii) Bộ phận dẫn sét : vị trí bố trí , qui cách và số lượng dây dẫn xuống đất , khoảng cách an toàn đến những vị trí cần tránh , phương thức neo gắn dây dẫn vào công trình , phương thức nối dây dẫn sét , phương thức sơn , mạ , phủ tiếp xúc .
(iii) Bộ phận nối đất : qui cách vật liệu , cách hàn , nối , khoảng cách an toàn đến các thiết bị kim loại trong nhà , phải dùng dụng cụ đo điện trở đất để kiểm tra các trị số điện trở nối đất. Khi đặt thiết bị chống sét độc lập, trị số điện trở nối đất xung kích phải đạt các yêu cầu sau đây :
* Không quá 20 W nếu rtt < 5.104 W.cm
* Không quá 50 W nếu rtt ³ 5.104 W.cm
Nếu đặt thiết bị chống sét ngay trên công trình và những công trình đó không thường xuyên có người ở hoặc làm việc , trị số điện trở nối đất xung kích qui định như sau:
* Không quá 20 W nếu rtt < 5.104 W.cm
* Không quá 50 W nếu rtt ³ 5.104 W.cm
Nếu đặt thiết bị chống sét trên công trình có người ở và làm việc thường xuyên thì điện trở xung kích qui định như sau:
* Không quá 10 W nếu rtt < 5.104 W.cm
* Không quá 30 W nếu rtt ³ 5.104 W.cm
Nhà có mái kim loại , được phép dùng mái làm bộ phận thu nếu chiều dày của mái :
* Lớn hơn 4 mm với công trình có nguy cơ nổ , cháy.
* Lớn hơn 3,5 mm với công trình ít nguy cơ nổ, cháy.
Mái kim loại phải đảm bảo gắn kết dẫn điện toàn mái và cứ 20~30 mét lại nối với dây dẫn sét xuống bộ phận nối đất , toàn nhà ít nhất có 2 dây nối xuống bộ phận nối đất.
Cần kiểm tra khi thiết bị chống sét đặt ngay trên công trình :
* Các bộ phận dẫn điện của thiết bị chống sét ở phía trên mặt đất phải đặt xa các đường ống, đường dây điện lực, điện thoại, ăng ten dẫn vào công trình và các bộ phận kim loại có kích thước lớn của công trình với khoảng cách tối thiểu là 2 mét. Với những bộ phận kim loại của công trình nếu không thực hiện được khoảng cách nêu trên thì cho phép nối chúng với thiết bị chống sét nhưng phải thực hiện đẳng thế từng tầng. Giải pháp nối nên hạn chế đến tối thiểu.
* Khoảng cách trong đất từ các bộ phận kim loại của thiết bị chống sét tới các đường ống kim loại , đường cáp ngầm dẫn vào công trình không được nhỏ hơn 3 mét.
Nếu không đảm bảo được khoảng cách trên thì được nối chúng với nhau ở nới gần nhất nhưng phải giảm trị số điện trở nối đất còn 1W. Trường hợp này nhất thiết phải sử dụng cáp dẫn điện vào nhà là loại có vỏ kim loại sau đó nối phần vỏ kim loại với bộ phận nối đất của chống sét.
13. Sơ cứu người bị tai nạn điện
Biện pháp tốt nhất khi có người bị tai nạn điện là ngắt nguồn điện đang dẫn đến người bị tai nạn.
Khi không thể ngắt nguồn điện dẫn đến nguồn gây tai nạn thì tìm mọi cách cách ly nạn nhân khỏi dòng điện. Những vật dùng để cách ly nạn nhân với nguồn điện nên là các thanh gỗ, thanh tre, thanh nhựa dài và đủ cứng để đẩy dây điện hoặc đẩy người cách ly khỏi dòng điện. Những thanh này phải khô và không dẫn điện. Người làm các thao tác đẩy phải đứng trên nơi khô ráo, tay nên có găng không dẫn điện hoặc dùng quần áo khô, ny lông lót bàn tay khi cầm vào vật để cách ly nạn nhân.
Nếu thấy nạn nhân có hiện tượng ngừng thở, phải nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo, sau đó gọi y sĩ, bác sĩ y khoa và gọi cho những nơi cấp cứu. Phải làm hô hấp nhân tạo đến khi có người chuyên trách cấp cứu đến .
Công nhân cần được huấn luyện về sơ cứu và hô hấp nhân tạo khi học nội quy an toàn sử dụng điện và trước khi được giao công việc liên quan đến điện.
Hô hấp nhân tạo hay còn gọi là thổi ngạt
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Hồ sơ xây dựng. Chúc các bạn thành công !
Câu hỏi : cấu tạo bộ tời giàn phơi
Mật khẩu: 201XXXX (7 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.
Ngoài ra, đơn vị chúng tôi còn nhận thiết kế theo yêu cầu:
* Cam kết đảm bảo chất lượng – tiến độ thiết kế;
* Phục vụ Quý Khách hàng tận tình, chu đáo;
* Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng giá cả tốt nhất: 60.000₫-70.000₫/m2.
☎☎ LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI (Phục vụ toàn quốc)
☎ Hotline/Zalo: 0904.87.33.88 (Tư vấn miễn phí) Nguồn: https://Banvenhadep.net
- Quy định quyết toán hợp đồng xây dựng
- Hướng dẫn tải tài liệu 29
- Hướng dẫn tải tài liệu 20
- Thủ tục thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án đầu tư xây dựng
- Cách làm hồ sơ thanh quyết toán công trình
- Thiết kế cơ sở là gì ? Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì?