Thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình quy trình và hồ sơ
16/04/2020128
Hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình bao gồm những gì? Quy trình thực hiện thẩm định thiết kế và dự toán công trình xây dựng gồm những bước nào?
Bên cạnh đó, Bộ xây dựng cũng ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết cho một số nội dung về vấn đề thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình để đảm bảo cho các dự án xây dựng được thực hiện một cách hiệu quả, chất lượng.
Vậy, pháp luật hiện hành đã quy định như thế nào về vấn đề hồ sơ cũng như trình tự thực hiện thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng? Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.
1. Hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, hồ sơ thiết kế được gửi tới cơ quan chuyên môn về vấn đề xây dựng để thẩm định bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau đây:
Thứ nhất, tờ trình thẩm định thiết kế theo mẫu quy định.
Thứ hai, bản vẽ, bản thuyết minh về thiết kế cùng các tài liệu có liên quan về khảo sát xây dựng.
Thứ ba, quyết định phê duyệt (bản sao), hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt hoặc phê duyệt về chủ trương đầu tư. Riêng đối với nhà ở riêng lẻ không có những tài liệu này.
Thứ tư, các giấy tờ chứng minh về điều kiện năng lực của những người liên quan như chủ trì khảo sát, thiết kế, chủ nhiệm. Các văn bản đánh giá về tác động đối với môi trường của dự án (nếu có) và văn bản thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Thứ năm, báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng.
Thứ sáu, dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
2. Quy trình thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 59/2015/NĐ-CP (Sửa đổi bổ sung tại Nghị định 42/2017/NĐ-CP), hướng dẫn tại Thông tư 18/2016/TT-BXD, việc thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Đơn vị cần thẩm định thực hiện việc nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm định
Đơn vị, cá nhân cần thẩm định về thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu theo quy định và nộp đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc thẩm định theo quy trình.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo đúng quy định
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan hoặc người có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định trên cơ sở các nội dung sau đây:
+ Mức độ phù hợp của thiết kế giữa các bước trước và bước sau.
+ Đánh giá về tính hợp lý của các giải pháp trong thiết kế xây dựng công trình, sự phù hợp với công năng sử dụng và mức độ an toàn cho chính công trình cũng như các công trình lân cận.
+ Đánh giá về việc đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định định của pháp luật của thiết kế trong việc sử dụng vật liệu cho công trình, trong bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ.
+ Đánh giá về sự hợp lý của dây chuyền, thiết bị đã được lựa chọn (đối với thiết kế có yêu cầu về công nghệ) và sự phù hợp, đúng đắn của dự toán với thiết kế cả về khối lượng, định mức, đơn giá.
+ Đánh giá về năng lực của các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khảo sát, thiết kế xây dựng
– Cơ quan có thẩm quyền thẩm định có thể mời thêm các tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệp phù hợp để tham gia vào quá trình thẩm định.
– Trong trường hợp cơ quan thực hiện việc thẩm định không có đủ điều kiện để thẩm định có thể yêu cầu lựa chọn các tổ chức, cá nhân đáp ứng được yêu cầu ký hợp đồng thẩm tra phục vụ cho công tác thẩm định
Lưu ý:
+ Những tổ chức, cá nhân được lựa chọn phải là những người đã đăng ký công khai thông tin năng lực trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng. Trong trường hợp chưa đăng ký công khai trên trang thông tin điện tử thì phải được cơ quan chuyên môn của Bộ, Sở xây dựng chấp thuận.
+ Đối với tổ chức tư vấn thiết kế không được thực hiện thẩm tra đối với công trình do chính mình đã thiết kế.
+ Thời hạn để lựa chọn, ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra được xác định là không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các tổ chức, cá nhân.
– Trong trường hợp dự án có công trình với nhiều loại, cấp khác nhau thì cơ quan thẩm định công trình cấp cao nhất của dự án chính là cơ quan thực hiện việc chủ trì thẩm định.
– Trong trường hợp dự án cần thẩm định là các công trình có yếu tố khẩn cấp, bí mật nhà nước hoặc công trình tạm thì việc thẩm định, phê duyệt phải được tiến hành theo những quy định của pháp luật đặc thù.
– Những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong vấn đề thẩm định, phê duyệt phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về những công việc do mình thực hiện.
Chú ý:
– Thứ nhất, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thời gian để thực hiện việc thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng được xác định cụ thể là không quá 40 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt; 30 ngày (với các công trình cấp II, III) và 20 ngày (với các loại công trình còn lại).
– Theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thực hiện việc phân cấp, ủy quyền thẩm định trong phạm vi quyền của mình như sau:
+ Đối với cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ được phân cấp hoặc ủy quyền cho các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành sau khi được Bộ trưởng chấp thuận
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phân cấp hoặc ủy quyền với công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của Sở cho phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
3. Tư vấn về thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang làm giám đốc chịu trách nhiệm thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình nhà đất trên địa bàn thành phố Vinh. Hiện nay tôi đang làm hồ sơ để thẩm định thiết kế kỹ thuật, do có một số khúc mắc trong quá trình xin tờ trình nên tôi muốn hỏi muốn bỏ tờ trình trong hồ sơ có được không và khi tiến hành thẩm định, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành với quy trình cụ thể như thế nào? Mong Hồ sơ xây dựng tư vấn giúp tôi!
Hồ sơ xây dựng tư vấn:
Điều 29 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về Hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng như sau:
“Chủ đầu tư gửi hồ sơ thiết kế tới cơ quan chuyên môn về xây dựng để thẩm định, gồm:
1. Tờ trình thẩm định thiết kế theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan.
3. Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình nhà ở riêng lẻ.
4. Bản sao hồ sơ về điều kiện năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).
5. Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định hợp đồng.
6. Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.”
Như vậy, pháp luật xây dựng đã quy định rõ những giấy tờ cần có trong hồ sơ thiết kế xây dựng, trong đó bao gồm tờ trình thẩm định thiết kế. Do đó bạn không thể bỏ tờ trình trong hồ sơ được, nếu thiếu giấy tờ này, hồ sơ của bạn sẽ không được cơ quan chuyên môn về xây dựng nhận để thẩm định.
Về quy trình thẩm định của cơ quan có thẩm quyền đối với thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình bên bạn, bạn tham khảo ở Điều 30 Nghị định 59/2015/NĐ-CP:
“1. Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo các nội dung quy định tại Điều 27 Nghị định này.
2. Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung của thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Trong quá trình thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp tham gia thẩm định từng phần thiết kế xây dựng, thiết kế công nghệ, dự toán xây dựng công trình để phục vụ công tác thẩm định của mình.
Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp tổ chức, cá nhân có năng lựcphù hợp đã đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng để chủ đầu tư ký kết hợp đồng thẩm tra phục vụ công tác thẩm định. Trường hợp tổ chức, cá nhân tư vấn thẩm tra chưa đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thì phải được cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng chấp thuận bằng văn bản. Tổ chức tư vấn thiết kế không được thực hiện thẩm tra công trình do mình thiết kế.
3. Trong quá trình thẩm định thiết kế xây dựng, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định về môi trường, phòng, chống cháy, nổ và nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn có văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định về môi trường, phòng, chống cháy, nổ và nội dung khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành nhưng không được vượt quá thời gian thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng quy định tại Khoản 4 Điều này. Nếu quá thời hạn, các cơ quan, tổ chức liên quan không có văn bản trả lời thì được xem như đã chấp thuận về nội dung thẩm định và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình.
4. Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp đơn vị tư vấn thẩm tra theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản thông báo cho chủ đầu tư các nội dung cần thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn, ký hợp đồng với tư vấn thẩm tra; thời gian thực hiện thẩm tra không vượt quá 20 (hai mươi) ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt; 15 (mười lăm) ngày đối với công trình cấp II và cấp III; 10 (mười) ngày đối với các công trình còn lại. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra cho cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư để làm cơ sở thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.
5. Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình có loại và cấp khác nhau thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện thẩm định là cơ quan có trách nhiệm thực hiện thẩm định đối với công trình, hạng mục công trình chính của dự án đầu tư xây dựng công trình.
6. Đối với các công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp và công trình tạm thì việc thẩm định, phê duyệt thiết kế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
Ngoài ra, đơn vị chúng tôi còn nhận thiết kế theo yêu cầu:
* Cam kết đảm bảo chất lượng – tiến độ thiết kế;
* Phục vụ Quý Khách hàng tận tình, chu đáo;
* Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng giá cả tốt nhất: 60.000₫-70.000₫/m2.
☎☎ LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI (Phục vụ toàn quốc)
☎ Hotline/Zalo: 0904.87.33.88 (Tư vấn miễn phí) Nguồn: https://Banvenhadep.net
- Thuyết minh biện pháp thi công điện nước nhà xưởng
- Biên bản bàn giao mốc giới ngoài hiện trường
- Hướng dẫn tải tài liệu 49
- Mẫu Dự toán xây dựng nhà xưởng 2023
- Báo giá thiết kế profile – Hồ sơ năng lực
- Nghiệm thu giai đoạn là gì ? Quy định pháp luật về nghiệm thu giai đoạn và bộ phận giai đoạn ?